Xung đột văn hóa Mậu dịch Nanban

Ghi chép của Nhật Bản về người châu Âu

Chữ Nanban, "Nam Man".Một nhóm người Bồ Đào Nha Nanban, thế kỷ 17, Nhật Bản.

Ban đầu người Nhật hơi thô bạo với tính cách của những người nước ngoài mới đến. Một ghi chép thời đó của Nhật thuật lại:

"Họ ăn bằng ngón tay thay vì bằng đũa như chúng ta. Họ thể hiện cảm xúc của mình mà không có chút kiềm chế gì cả. Họ không thể hiểu ý nghĩa của các con chữ" (trích từ Boxer, "Christian century").

Tuy vậy, người Nhật sớm tiếp thu được vài kỹ thuật và thói quen văn hóa của các vị khách, trong các lĩnh vực quân sự (súng hỏa mai, kỵ binh mặc giáp kiểu châu Âu, thuyền châu Âu), tôn giáo (Cơ đốc giáo), nghệ thuật trang trí, và ngôn ngữ (sự hòa nhập vào tiếng Nhật của ngữ pháp phương Tây.

Rất nhiều người nước ngoài đã kết bạn với các quý tộc người Nhât, và khả năng của họ đôi khi được tưởng thưởng bằng cách đưa lên đẳng cấp Samurai (như William Adams), và ban cho một thái ấp ở bán đảo Miura, phía Nam Edo.

Ghi chép của châu Âu về Nhật Bản

Châu Âu thời kỳ Phục hưng là một vùng đất khá hấp dẫn. Nhật Bản được coi là đất nước vô cùng giàu có về kim loại quý, chủ yếu là do những ghi chép của Marco Polo về những đền thời và cung điện mạ vàng, nhưng cũng nhờ lượng quặng bề mặt tương đối dồi dào ở một quốc gia có núi lửa, trước khi việc khai quặng dưới lòng đất theo quy mô lớn được hiện thực hóa vào thời đại công nghiệp. Nhật Bản trở thành nhà xuất khẩu đồng và bạc trong suốt thời kỳ này.

Nhật Bản cũng có một xã hội phong kiến phức tạp với nền văn hóa cao và công nghệ tiền công nghiệp hùng mạnh. Đất nước này có dân số và đô thị hóa mạnh mẽ hơn bất kỳ quốc gia Tây Âu nào (trong thế kỷ 16, Nhật Bản có 26 triệu dân trong khi đó Pháp có 16 triệu còn Anh chỉ có 4.5 triệu người).[2] Nhật Bản có trường "đại học" Phật giáo lớn hơn bất kỳ một học viện nào ở phương Tây, ví dụ như Salamanca hay Coimbra. Những nhà thám hiểm châu Âu nổi bật trong thời đại này dường như đồng ý rằng người Nhật "không chỉ hơn những người phương Đông khác, mà họ còn vượt trội cả người châu Âu" (Alessandro Valignano, 1584, "Historia del Principio y Progreso de la Compañía de Jesús en las Indias Orientales).

Samurai Hasekura Tsunenaga ở Rome năm 1615, Coll. Borghese, Roma.

Những vị khách châu Âu đầu tiên rất bất ngờ về chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ và thép rèn của Nhật. Điều này xuất phát từ việc bản thân nước Nhật cũng khá hiếm những tài nguyên dễ kiếm ở châu Âu, đặc biệt là sắt. Do đó, người Nhật nổi tiếng tằn tiện khi sử dụng tài nguyên; họ sử dụng những gì mình có với một kĩ năng bậc thầy. Đồng và thép của họ là tốt nhất trên thế giới, vũ khí sắc bén nhất, giấy công nghiệp thì không gì có thể so sánh: người Nhật hỉ mũi vào những tờ giấy mềm mại dùng một lần làm từ washi, trong khi phần lớn thế giới phương Tây vẫn tay áo. Khi samurai samurai Hasekura Tsunenaga đến thăm Saint-Tropez, Pháp năm 1615, ông thu hút sự chú ý với thanh kiếm sắc vnes và những giấy xì mũi dùng một lần của mình:

"Họ không bao giờ đụng tay vào thức ăn, thay vào đó họ dùng hai que nhỏ giữ bằng ba ngón. Họ xì mũi với giấy lụa mềm mại có kích thước bằng bàn tay, họ không bao giờ dùng thứ này hai lần, vì họ vứt chúng đi sau khi dùng xong, and they were delighted to see our people around them precipitate themselves to pick them up. Kiếm của họ sắc đến nỗi nó có thể cắt một tờ giấy mềm chỉ bằng đặt nó lên lưỡi kiếm và thổi."("Relations of Mme de St-Troppez", tháng 10 năm 1615, Bibliotheque Inguimbertine, Carpentras).

Quân đội Nhật tinh nhuệ đến nỗi họ được miêu tả rằng: "Một chiếu chỉ năm 1609 của Tây Ban Nha đặc biệt hướng dẫn các thuyền trưởng Tây Ban Nha trên Thái Bình Dương ‘chớ có liều lĩnh đem uy tín vũ khí và quốc gia chúng ta chống lại quân Nhật’" ("Giving up the gun", Noel Perrin). Đội quân samurai Nhật Bản sau này được người Hà Lan trên Quần đảo Gia VịĐông Nam Á thuê để đánh lại người Anh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mậu dịch Nanban http://www.shunkoin.com/ http://www.rekihaku.ac.jp/e-rekihaku/122/ http://www.rekihaku.ac.jp/koohoo/journal/no122/byo... http://www.rekihaku.ac.jp/koohoo/journal/no122/byo... http://www.jti.co.jp/Culture/museum/tokubetu/event... http://www.mint.go.jp/eng/event/finaljudge2005.htm... http://www.city.kobe.jp/cityoffice/57/museum/meihi... http://www.euronet.nl/users/artnv/Japart.index.htm... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Nanban... https://commons.wikimedia.org/wiki/Nanban?uselang=...